Mục Đích của Đức Chúa Trời Trong Thập Tự Giá Là Gì?
14/03/2025
Căn Nguyên Phương Tiện của Sự Xưng Công Chính
14/03/2025
Mục Đích của Đức Chúa Trời Trong Thập Tự Giá Là Gì?
14/03/2025
Căn Nguyên Phương Tiện của Sự Xưng Công Chính
14/03/2025

Ủng Hộ Quyền Lựa Chọn: Điều Đó Có Nghĩa Là Gì?

xr:d:DAFXk0WDSFg:25,j:45162075609,t:23011320

Bản chất của quan điểm ủng hộ quyền lựa chọn là gì? Nếu một người phụ nữ nói rằng cá nhân cô ấy sẽ không phá thai nhưng không muốn tước quyền phá thai của người khác, vậy thì điều gì khiến cô ấy do dự phá thai? Có lẽ đơn giản cô ấy chỉ muốn có càng nhiều con càng tốt và không nghĩ rằng mình sẽ phải đối mặt với tình huống có thai ngoài ý muốn. Có thể người này cho rằng thai nhi là một con người sống hoặc không chắc chắn về tình trạng của thai nhi. Có lẽ cô ấy tin rằng thai nhi là một con người sống nhưng không muốn áp đặt quan điểm này lên người khác. Tại đây, chúng ta chạm đến cốt lõi của quan điểm ủng hộ quyền lựa chọn. Quyền lựa chọn có phải là quyền tuyệt đối không? Chúng ta có quyền chính đáng để chọn những điều sai trái về mặt đạo đức không? Việc đặt ra câu hỏi như vậy chính là câu trả lời.

Mỗi đạo luật được ban hành đều có giới hạn hoặc hạn chế quyền lựa chọn của ai đó. Đó là bản chất của luật pháp. Nếu không muốn hạn chế quyền lựa chọn của người khác qua luật pháp, chúng ta phải ngừng ban hành luật và ngừng bỏ phiếu. Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người đều thừa nhận quyền tự do lựa chọn không phải là một quyền tự do tuyệt đối. Không có con người nào là một đạo luật tuyệt đối với chính mình. Trừ khi chúng ta sẵn sàng chấp nhận một hệ thống đạo đức của chủ nghĩa tương đối thuần túy, trong đó luật pháp và xã hội trở nên bất khả thi, chúng ta phải ngay lập tức tránh xa quan điểm cho rằng cá nhân là hoàn toàn tự chủ. Để chuyển từ trừu tượng sang cụ thể, tôi tự hỏi liệu các nhà hoạt động ủng hộ quyền lựa chọn có phản đối các luật bảo vệ quyền sở hữu cá nhân của họ hay không? Liệu tên trộm đột nhập vào nhà ai đó để lấy trộm tivi có quyền bất khả xâm phạm để đưa ra lựa chọn đó không? Liệu một người nam có quyền lựa chọn cưỡng hiếp một người nữ không? Những ví dụ cực đoan này cho thấy rõ ràng rằng tự do lựa chọn không thể được coi là một quyền tuyệt đối.

Quyền tự do lựa chọn nên bị giới hạn ở đâu? Tôi tin rằng nó phải dừng lại khi quyền tự do lựa chọn của tôi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm của người khác về sự sống và tự do. Không có thai nhi nào có quyền lựa chọn hoặc phản đối việc bị hủy diệt. Thật vậy, như nhiều người đã nói, nơi nguy hiểm đối với một con người ở Mỹ là bên trong bụng mẹ. Đối với hàng triệu thai nhi, tử cung đã trở thành một phòng giam chờ ngày thi hành án. Tù nhân bị xử án ngay lập tức mà không có phiên tòa xét xử hay cơ hội bào chữa. Án tử này thực sự liên quan đến việc bị xé xác thành từng mảnh. Mô tả này có sinh động quá không? Nó có quá kích động về mặt cảm xúc không? Không. Nó chỉ mang tính kích động nếu mô tả này là sai sự thật.

Quyền lựa chọn, dù thiêng liêng đến đâu, cũng không bao gồm quyền tùy tiện hủy diệt một mạng sống con người. Đây là một sai lầm công lý giống như việc một thai nhi bị phá bỏ trong bào thai.

Điều gì khiến quyền tự do lựa chọn trở nên quý giá như vậy? Điều gì đã kích động Patrick Henry thốt lên, “Hãy cho tôi tự do hoặc cho tôi chết”? Chắc chắn chúng ta muốn một số quyền tự quyết, và việc sống dưới sự cưỡng ép từ bên ngoài là điều khó chấp nhận. Chúng ta là những tạo vật biết suy nghĩ, và chúng ta trân trọng quyền tự do lựa chọn của mình. Hầu hết chúng ta đều ghét bị giam cầm, nhưng ngay cả trong một nhà tù an ninh bậc cao nhất, quyền lựa chọn của một người không hoàn toàn bị tước đoạt.

Nguyên tắc tự quyết này – quyền được lên tiếng về tình trạng và tương lai của chính mình – đã bị tước đoạt một cách tàn nhẫn đối với mọi thai nhi bị phá bỏ. Tôi không có quyền quyết định trong việc mẹ tôi chọn phá thai hay sẽ giữ tôi đến khi tôi chào đời. Toàn bộ cuộc sống của tôi nằm trong tay bà ấy. Nếu bà ấy chọn phá thai, cuộc sống của tôi sẽ chấm dứt trước khi tôi được sinh ra. Bạn và tôi là những con người thực sự. Chúng ta đã từng bất lực trong việc thực hiện quyền lựa chọn quý báu của mình. Sự tồn tại của chúng ta đã từng hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của người khác.

Một khía cạnh quan trọng nữa của quyền lựa chọn là câu hỏi về thời điểm đưa ra lựa chọn về mặt đạo đức liên quan đến sự sống của thai nhi. (Vì vấn đề này liên quan đến đạo đức tình dục, nên đây là một chủ đề ít được bàn luận.) Thời điểm để quyết định có sinh con hay không không phải là sau khi thai nhi được thụ thai và bắt đầu phát triển. Trừ trường hợp bị cưỡng hiếp, quan hệ tình dục có hoặc không có biện pháp tránh thai vẫn là vấn đề mang tính lựa chọn. Những lựa chọn của chúng ta, dù có liên quan đến tình dục hay không, luôn có hệ quả. Đó là một nguyên lý trong đạo đức và luật pháp rằng chúng ta phải chịu trách nhiệm về hậu quả của những lựa chọn của mình.

Khi quan hệ tình dục, có thể chúng ta không có ý định hoặc mong muốn tạo ra một sinh mạng con người. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng giao hợp là khởi đầu của quá trình sinh sản và có thể sinh ra những đứa con như vậy. Hủy diệt sự sống của con chắc chắn không phải là cách xử lý có trách nhiệm hay đúng đắn về mặt đạo đức đối với quyết định này.


Trích từ Abotion của R.C. Sproul.

R.C. Sproul
R.C. Sproul
Tiến sĩ R.C. Sproul là người sáng lập Mục vụ Ligonier, mục sư giảng dạy đầu tiên tại Saint Andrew’s Chapel tại Sanford, Florida, chủ tịch đầu tiên của Reformation Bible College, và là tổng biên tập của tạp chí Tabletalk. Chương trình phát thanh của ông, Renewing Your Mind, vẫn được phát sóng hàng ngày trên hàng trăm đài phát thanh khắp thế giới và cũng có thể nghe trực tuyến. Ông là tác giả của hơn một trăm cuốn sách, bao gồm The Holiness of God, Chosen by God, và Everyone’s a Theologian. Ông được thế giới công nhận vì khả năng biện hộ rõ ràng về tính vô ngộ của Kinh Thánh và nhu cầu dân sự Đức Chúa Trời phải đứng vững với sự xác tín vào Lời Ngài.