Martin Luther đã chết như thế nào?
01/04/2025
Tại Sao Cải Chánh Là Cần Thiết?
08/04/2025
Martin Luther đã chết như thế nào?
01/04/2025
Tại Sao Cải Chánh Là Cần Thiết?
08/04/2025

Dị Giáo Lớn Nhất Trong Tất Cả Các “Dị Giáo” Tin Lành Là Gì?

Chúng ta hãy bắt đầu với một câu hỏi kiểm tra lịch sử hội thánh. Đức Hồng Y Robert Bellarmine (1542–1621) là một nhân vật không thể xem nhẹ. Ông là thần học gia thân cận của Giáo Hoàng Clement VIII và là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong phong trào Chống Cải Chánh thời Công giáo La Mã thế kỷ XVI. Trong một dịp, ông viết: “Dị giáo lớn nhất trong tất cả các dị giáo Tin Lành là _______.” Hãy bổ sung, giải thích và thảo luận về tuyên bố của Bellarmine.

Bạn sẽ trả lời như thế nào? Dị giáo lớn nhất trong tất cả các dị giáo Tin Lành là gì? Có lẽ là sự xưng công chính bởi đức tin? Có lẽ duy nhờ Kinh Thánh, hay một trong những khẩu hiệu khác của Cải Chánh?

Những câu trả lời đó nghe cũng hợp lý. Nhưng không câu nào trong số đó đúng với câu nói của Bellarmine. Điều ông viết là: “Dị giáo lớn nhất trong tất cả các dị giáo Tin Lành là sự đảm bảo.”

Một chút suy ngẫm để giải thích tại sao lại như vậy. Nếu sự xưng công chính không phải duy bởi đức tin, duy trong Đấng Christ, duy bởi ân điển – nếu đức tin cần được bổ sung bởi việc làm; nếu công việc của Đấng Christ bằng cách nào đó cần được lặp lại; nếu ân điển không miễn phí và chẳng tối thượng, thì chúng ta luôn cần phải làm “thêm” điều gì đó thì cuối cùng mới được xưng công chính. Đó chính xác mới là vấn đề. Nếu sự xưng công chính cuối cùng phụ thuộc vào điều gì đó chúng ta phải làm, thì chúng ta không thể nào được bảo đảm về sự cứu rỗi. Vì vậy, về mặt thần học, sự xưng công chính cuối cùng là ngẫu nhiên và không chắc chắn, và không ai (ngoại trừ mặc khải đặc biệt, Rô-ma thừa nhận) có thể chắc chắn về sự cứu rỗi. Nhưng nếu Đấng Christ đã làm mọi điều, nếu sự xưng công chính là bởi ân điển, mà không có việc làm thêm vào; thì chúng ta mở lòng nhận lấy chỉ bằng đức tin – thì sự đảm bảo, thậm chí “sự đảm bảo trọn vẹn” là điều có thể đạt được đối với mọi tín hữu.

Không có gì ngạc nhiên khi Bellarmine nghĩ rằng ân điển đầy đủ, miễn phí, không bị ràng buộc lại là việc nguy hiểm! Không có gì ngạc nhiên khi các nhà Cải Chánh yêu thích bức thư gửi cho người Hê-bơ-rơ!

Đây là lý do tại sao, khi tác giả sách Hê-bơ-rơ dừng lại nghỉ ngay tại đỉnh cao của việc giải thích công việc của Đấng Christ (Hê-bơ-rơ 10:18), ông tiếp tục lập luận của mình với từ chuyển tiếp “vậy nên” giống như Phao-lô (Hê-bơ-rơ 10:19). Sau đó, ông thúc giục chúng ta “… với niềm tin vững chắc…mà đến gần Chúa” (Hê Bơ Rơ 10:22). Chúng ta không cần phải đọc lại toàn bộ bức thư để thấy sức mạnh logic của từ “vậy nên” của tác giả. Đấng Christ là thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta; lòng chúng ta đã được tẩy sạch khỏi lương tâm xấu xa cũng như thân thể chúng ta đã được rửa sạch bằng nước tinh khiết (10:22).

Đấng Christ đã một lần trở thành của lễ cho tội lỗi của chúng ta, đã được sống lại và chứng  inh sự công chính trong quyền năng của một sự sống không thể phá hủy được với tư cách là thầy tế lễ đại diện của chúng ta. Bởi đức tin nơi Ngài, chúng ta được công chính trước ngôi của Đức Chúa Trời vì Ngài là Đấng công chính. Vì chúng ta được xưng công chính trong sự công chính của Ngài, chỉ có sự xưng công chính của Ngài là của chúng ta! Và sự xưng công chính này không thể bị đánh mất như việc Ngài không thể rơi khỏi thiên đàng. Do đó, sự xưng công chính của chúng ta không cần phải thêm vào bất cứ điều gì trong công tác của Đấng Christ!

Với quan điểm này, tác giả nói, “Vì nhờ một sinh tế duy nhất, Ngài làm cho những người được thánh hóa trở nên toàn hảo mãi mãi.” (Hê-bơ-rơ 10:14). Lý do chúng ta có thể đứng trước mặt Đức Chúa Trời trong sự bảo đảm trọn vẹn là vì giờ đây chúng ta kinh nghiệm “lòng được tẩy sạch khỏi lương tâm ác, thân thể rửa bằng nước tinh khiết mà đến gần Chúa” (Hê-bơ-rơ 10:22).

“À”, giáo hội Công giáo thời Đức Hồng Y Bellarmine phản bác, “dạy điều này và những người tin vào đó sẽ sống trong giấy phép và chủ nghĩa chống luật.” Nhưng thay vào đó, hãy lắng nghe logic của sách Hê-bơ-rơ. Việc tận hưởng sự bảo đảm này dẫn đến bốn điều: Thứ nhất, một sự trung tín vững chắc đối với tuyên xưng đức tin của chúng ta chỉ trong Đức Chúa Jêsus Christ là niềm hy vọng của chúng ta (10:23); thứ hai, xem xét cẩn thận cách chúng ta có thể khích lệ nhau về “lòng yêu thương và các việc lành” (10:24); thứ ba, thông công với các Cơ Đốc nhân khác trong sự thờ phượng và mọi khía cạnh trong mối quan hệ của chúng ta (10:25a); thứ tư, một cuộc sống mà trong đó chúng ta khuyên nhủ nhau hãy tiếp tục nhìn vào Đấng Christ và trung tín với Ngài, vì thời điểm Ngài trở lại ngày càng gần (10:25b).

Cây tốt sinh ra trái tốt, chứ không phải ngược lại. Chúng ta không được cứu bởi việc làm; chúng ta được cứu cho công việc mà Ngài đã sắm sẵn. Thật vậy, chúng ta là công trình của Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 2:9-10)! Do đó, thay vì dẫn đến một cuộc sống thờ ơ về đạo đức và tâm linh, công tác một lần đủ cả của Chúa Jêsus Christ và đức tin bảo đảm trọn vẹn được tạo ra, cung cấp cho các tín đồ động lực mạnh mẽ nhất để sống vì vinh quang và làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Hơn nữa, sự bảo đảm trọn vẹn bắt nguồn từ sự thật rằng chính Đức Chúa Trời đã làm tất cả những điều này cho chúng ta. Ngài đã bày tỏ tấm lòng của Ngài cho chúng ta trong Đấng Christ. Đức Chúa Cha không đòi hỏi Đấng Christ phải chết để thuyết phục Ngài yêu chúng ta. Đấng Christ chết vì Cha yêu thương chúng ta (Giăng 3:16). Ngài không đứng sau Con Ngài với ý định xấu xa, chờ cơ hội giáng họa cho chúng ta—nếu không vì sự hy sinh của Con Ngài! Không, hàng ngàn lần không! – chính Đức Chúa Cha yêu thương chúng ta trong tình yêu của Đức Chúa Con và tình yêu của Đức Thánh Linh.

Những người được bảo đảm như vậy không đến với các thánh thần hoặc với Ma-ri. Những người tập chú vào Chúa Jêsus không cần tìm đâu khác. Trong Ngài, chúng ta được bảo đảm trọn vẹn về sự cứu rỗi rồi. Dị giáo lớn nhất trong tất cả các dị giáo sao? Nếu là dị giáo, hãy để tôi tận hưởng “dị giáo” được phước lớn nhất này! Vì đó là lẽ thật và ân điển của chính Đức Chúa Trời!


Bài này được xuất bản lần đầu trên tạp chí Tabletalk.

Sinclair B. Ferguson
Sinclair B. Ferguson
Dr. Sinclair B. Ferguson is a Ligonier Ministries teaching fellow, vice-chairman of Ligonier Ministries, and Chancellor’s Professor of Systematic Theology at Reformed Theological Seminary. He is featured teacher for several Ligonier teaching series, including Union with Christ. He is author of many books, including The Whole Christ, Maturity, and Devoted to God's Church. Dr. Ferguson is also host of the podcast Things Unseen.